789

Tràn dịch màng tinh hoàn: Những vấn đề cần biết

Thứ Ba, 20/08/2019 01:34 PM (GMT+7)

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng bao tinh hoàn chứa đầy dịch làm cho bìu bị sưng hoặc to hơn bình thường. Có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam bị tràn dịch màng tinh hoàn nhưng hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi mà không cần chữa trị.

tran-dich-mang-tinh-hoan

Màng tinh hoàn là một lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Lúc đầu phúc mạc xuống bìu thành một ống gọi là mỏm bọc, sau đó ống sẽ bị bít lại khi trẻ ra đời. 

Màng tinh hoàn gồm hai lá: Lá tạng dính sát vào tinh hoàn, là thành bao phía bên ngoài lá tạng. Giữa hai lá này là một lớp dịch mỏng giúp cho tinh hoàn trượt lên xuống rất dễ dàng.

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng bao tinh hoàn chứa đầy dịch làm cho bìu bị sưng hoặc to hơn bình thường. Có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam bị tràn dịch màng tinh hoàn nhưng hầu hết các trường hợp này đều tự khỏi mà không cần chữa trị. Ngoài ra, những người đàn ông trên 40 tuổi cũng có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn nếu tinh hoàn bị sưng, viêm hay tổn thương.

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không gây đau đớn và không có hại. Tuy nhiên, nến bạn thấy bìu bị sưng thì nên đến gặp bác sĩ để có thể loại trừ khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư tinh hoàn…

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng tinh hoàn là một hoặc cả hai tinh hoàn bị sưng nhưng không đau.

Những biểu hiện của nó đến rất từ từ và tiềm ẩn không gây bất kỳ sự đau đớn nào. Túi dịch ở bìu cứ tăng một cách âm thầm, lớp da bên ngoài không chút đổi thay về màu sắc, về độ đàn hồi. Trong một số trường hợp, triệu chứng duy nhất chỉ là bìu to hơn so với bình thường một chút, mà nếu không để ý không thể thấy được. Nếu dịch tràn nhiều thì thỉnh thoảng bạn có cảm giác như thể tinh hoàn hình như biến mất! Lúc này, nếu nghi ngờ có bệnh, bạn chỉ cần làm một thử nghiệm hết sức đơn giản: Dùng đèn pin rọi xuyên qua bìu (như khi bạn kiểm tra trứng gà, trứng vịt), bạn sẽ thấy có một luồng ánh sáng mờ hoặc hơi hồng. Còn nếu trong tinh hoàn của bạn có một khối u, thì bạn sẽ thấy tất cả là màu đen!

Trường hợp viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, màng tinh hoàn cũng bị kích thích và xuất tiết dịch, khi đó bệnh nhân đau dữ dội kèm theo tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng to.

Trường hợp dịch màng tinh hoàn ít thường khó phát hiện bằng dấu hiệu lâm sàng. Nên dựa vào siêu âm để phát hiện nhanh và chính xác. Trên siêu âm khi lớp dịch này dày quá 5mm thì mới có giá trị (nếu nhỏ hơn có thể là dịch sinh lý bình thường)

Dịch máu: Sang chấn ung thư

Dịch mủ: Viêm cấp tính do các vi khuẩn.

Dịch vàng chanh: Thường là dịch xuất tiết do các bệnh toàn thân, có thể là do lao hoặc do ung thư.

Dịch dưỡng chấp: Do giun chỉ, khi đã có dịch dưỡng chấp thì bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng rất đặc trưng của bệnh giun chỉ (phù chân voi, đái dưỡng chấp).

Nguyên nhân

Đối với các bé trai, tràn dịch màng tinh hoàn có thể phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ. Cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Phần lớn chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài trước khi các ống phúc tinh mạc này đóng lại. Tuy nhiên, nếu dịch vẫn còn sau khi ống phúc tinh mạc đóng lại và dịch không thể thoát về ổ bụng thì thông thường sau một năm chúng cũng sẽ tự biến mất.

Đối với những người lớn tuổi, tràn dịch màng tinh hoàn có thể là do bìu bị sưng, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn.

Khi nào cần phải đi gặp bác sĩ

Đối với người lớn: bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy vùng bìu của mình có dấu hiệu bị sưng để có thể loại trừ khả năng bị khối u. Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn cũng liên quan đến thoát vị bẹn (là hiện tượng ruột bị sa xuống bìu) và trường hợp này cần phải được chữa trị kịp thời.

Đối với trẻ sơ sinh: tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi nhưng nếu sau một năm mà tình trạng này vẫn không khá hơn hoặc càng ngày càng nặng thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được chẩn đoán và chữa trị.

Biến chứng

Tuy tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh liên quan đến tinh hoàn và những bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, u bướu hay thoát vị bẹn.

Cách chữa trị 

Đối với trẻ em, nếu sau 1 năm mà tình trang tràn dịch màng tinh hoàn không tự biến mất thì trẻ cần được phẫu thuật để lấy dịch ra.

Đối với người lớn, tràn dịch màng tinh hoàn chỉ cần phẫu thuật khi tinh hoàn quá lớn tạo cảm giác không thoải mái hay làm biến dạng tinh hoàn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...