Trẻ bị sốt co giật

Thứ Tư, 23/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Co giật do sốt hay gặp ở trẻ nhỏ thường từ 3-5 tháng tuổi, trong thời tiết giao mùa thế này sức đề kháng của trẻ rất yếu nên tình trạng sốt diễn ra thường xuyên kèm theo co giật nên các bà mẹ chú ý để có cách điều trị cho hợp lý, nếu không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng tới não bộ của trẻ.
 

Nguyên nhân trẻ sốt dẫn đến co giật

Trẻ em hay bị co giật do sốt là do não trẻ có khoảng 14 tỉ tế bào thần kinh như người lớn, nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào thần kinh mới biệt hóa hoàn toàn. Não trẻ em có nhiều nước và protein, có ít lipit hơn não người lớn. Do vậy, khi trẻ sốt cao não dễ bị kích thích, các sợi thần kinh nhất thời phóng điện đột ngột và quá mức, gây co giật toàn thân.

Co giật thường xảy ra khi nhiệt  độ của trẻ tăng cao ≥ 39oC dẫn đến co giật, chủ yếu là do sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Co giật toàn thân, kéo dài trong vài phút, hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau cơn co giật bé thường ngủ lịm và khi bị đánh thức bé thường tỉnh táo, không mê man. Cho nên loại sốt cao co giật này được gọi là co giật lành tính. Để có khái niệm về chẩn đoán sốt cao co giật lành tính, người ta thường dựa vào bốn tính chất sau:

Tuổi thường gặp từ 5 tháng đến 5 tuổi. Nếu dưới 4 tháng hoặc trên 6 tuổi mà bị sốt cao co giật thì ít nghĩ đến lành tính mà phải nghĩ đến bệnh lý có tổn thương thần kinh ít hoặc nhiều.

Co giật thường biểu hiện toàn thân, nghĩa là co giật bao gồm ở mắt, miệng, tay và chân. Sùi bọt mép, hai bàn tay co cứng, mắt trợn ngược. Da mặt xanh tái.

Cơn co giật ngắn và tự hết. Tuy nhiên nếu không can thiệp thì có thể lặp lại.

Xử trí sốt co giật tại nhà 

Khi co giật mẹ để trẻ nằm yên, tránh kích động. Đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang một bên. Cởi bỏ, lới rộng quần áo, cho trẻ dễ thở và hạ bớt thân nhiệt.

Nếu trẻ co giật có triệu chứng nghiến răng, mẹ dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gãy răng, không giữ chặt trẻ để tránh gãy xương.

Khi ngừng giật mẹ phải lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn, mẹ lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau, để tránh cơn co giật tiếp theo và nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường thở gây nguy hiểm.

Dùng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để giảm thân nhiệt.

Hạn chế số lượng người, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào. 

Trẻ tỉnh táo, khóc mà vẫn sốt cao thì dùng thuốc đặt hậu môn hoặc uống thuốc để hạ sốt. Dùng thuốc hạ sốt loại viên đặt hậu môn với liều 15-20 mg/kg trọng lượng cơ thể của trẻ.Không để thân nhiệt trẻ quá 39oC.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn bình thường. Để trẻ chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo nếu trẻ đang mặc kín nhiều quần áo trên người, tuyệt đối không bọc kín trẻ.sau đó đưa trẻ đi khám để biết xem có bệnh gì khác ngoài sốt không.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...