Trẻ cai sữa mẹ nên cho ăn như thế nào

Thứ Năm, 03/01/2019 05:30 PM (GMT+7)

Mẹ bắt đầu cai sữa khi trẻ cứng cáp, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển tiếp này mẹ cần nghiên cứu kỹ càng về chế độ dinh dưỡng, cách cho trẻ ăn sao cho không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Empty

Lưu ý nhỏ trong chế độ dinh dưỡng khi cho trẻ cai sữa

Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho bé trong những năm tháng đầu đời. Sữa mẹ giúp bổ sung dinh dưỡng, các dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển xương khớp, não bộ… Tuy nhiên, bé không thể bú sữa mẹ mãi được. Đến một thời điểm phù hợp mẹ buộc phải cai sữa cho trẻ và chuyển sang chế độ ăn thực phẩm ngoài.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi cai sữa cho con mẹ cần cho bé ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ cần bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, chất béo, tinh bột, chất đạm. Mẹ cần chú trọng trong việc lựa chọn các loại thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Mẹ cần cho trẻ ăn từng chút một, ăn dần dần, chia nhỏ các bữa ăn đẻ trẻ không bị chán ngán. Mẹ cần lưu ý không được ép trẻ ăn quá nhiều, điều này vô tình làm trẻ sợ dẫn đến biếng ăn.

Các mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo hứng thú cho con. Cùng với đó, mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa ngoài để đảm bảo trẻ không bị thiếu chất. Nên xay nhuyễn thức ăn và cơm cho trẻ ăn để dễ tiêu hóa hơn.

Nên cho bé ăn như nào sau cai sữa?

Empty

Vì mới bắt đầu ăn nên hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, cần từ từ thích nghi với các loại thực phẩm có mùi lạ nên mẹ cần cho trẻ ăn từng chút một và ăn từ từ. Hơn nữa trong quá trình chế biến mẹ nên tránh các loại thức ăn có gia vị cay như ớt, tiêu,bột ngọt, muối… bởi vì nếu không hợp khẩu vị sẽ rất khó ăn. Ngoài ra, mẹ cũng không nên cho dầu mỡ động vật vào đồ ăn của trẻ.

Những thực phẩm mẹ nên cho bé ăn như

- Rau củ: các loại rau củ có hương vị ngọt tư nhiên như cà rốt rất giàu beta-caroten rất phù hợp cho chế độ dinh dưỡng cho bé bắt đầu cai sữa. Ngoài ra mẹ cũng có thể lựa chọn thêm các loại rau củ khác như khoai tây, bí đỏ, của cải… để có sự đa dạng trong chế biến món ăn cho trẻ.

- Trứng, thịt, cá; những loại thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng cho trẻ. Trong trứng  rất giàu protein, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trong cá có chứa omega-3 rất tốt cho sự phát triển của trí não trong những năm tuổi đầu đời. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn và chế biến kỹ càng để tránh gây ngộ độc cho trẻ.

- Bổ sung lợi khuẩn: vì hệ tiêu hóa trẻ đang phát triển và chuyển từ giai đoạn bú sữa sang ăn dặm nên mẹ cần bổ sung các lợi khuẩn cho trẻ để tránh tình trạng tiêu chảy, chướng bụng… Mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh,tăng cường ăn sữa chua để tăng lợi khuẩn trong đường ruột.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....