Trẻ em có bị bệnh trĩ hay không, dấu hiệu nhận biết

Chủ Nhật, 10/02/2019 02:43 PM (GMT+7)

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến ở những người trên 30 tuổi nhưng ít ai ngờ rằng trẻ em cũng có khả năng mắc bệnh trĩ. Trong nhiều năm trở lại đây số lượng trẻ em bị bệnh trĩ ngày càng cao ở nước ta.

Empty

1. Dấu hiệu nhận biết bé có khả năng bị bệnh trĩ

Do trẻ bị táo bón lâu dài, kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Khi bị táo bón bé sẽ khó chịu, bụng đầy, ăn chậm và kém ăn.

Bé hay kêu đau bụng sau khi đi đại tiện.

Mỗi lần đi đại tiện lâu, khó khăn, thậm chí còn chảy máu. Có trẻ còn có biểu hiện như sa búi trĩ nơi hậu môn lòi ra, dù là các dấu hiệu dễ nhận ra nhưng lúc đó bệnh đã nặng.

2. Phân loại

Ở trẻ em có 2 loại bệnh trĩ:

Bệnh trĩ ngoại: Là khi búi trĩ lòi ra bên ngoài, gây nên sưng nề và không tụt vào trong hậu môn. Khi bị trĩ ngoại bé thường kêu đau, rát, nứt kẽ vùng hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ nội: khi bị trĩ nội thì búi trĩ vẫn còn ở trong nhưng chịu áp lực lớn gây nên hiện tượng chảy máu khi trẻ đi đại tiện.

3. Biện pháp điều trị trĩ cho trẻ em

Empty

Khi bị bệnh trĩ các mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn cho bé. Sau mỗi lần đi đại tiện và trước khi đi ngủ thay vì dùng giấy thì nên dùng nước ấm để rửa để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh khỏi hơn. Một cách khác là các mẹ có thể sử dụng cây kinh giới nấu nước để xông hơi vùng hậu môn cho trẻ, giúp tăng cường quá trình lưu thông máu cho trẻ

Khi bé bị trĩ, cần giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng. Để hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm bệnh thì hãy dùng nước ấm rửa hậu môn cho trẻ sau khi đi đại tiện và trước khi đi ngủ. Hoặc, có thể dùng thuốc từ cây kinh giới để xông hơi ngoài hậu môn cho bé, giúp tăng cường quá trình lưu thông máu.

Để thuận tiện cho quá trình chữa trị thì cha mẹ nên hỏi ý kiến của các bác sĩ, vì cơ thể của bé phát triển chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu nên khi muốn sử dụng thuốc gì nên có sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

4. Phòng tránh bệnh trĩ bằng cách nào?

Hạn chế mức tối thiểu để tránh bé bị táo bón. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, lành mạnh. Tập cho trẻ mỗi ngày ngồi bô khoảng 15 phút cố định vào một giờ, lâu dần sẽ thành thói quen.

Trong khẩu phần ăn của trẻ nên cho ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nên cho bé uống nước đun sôi, bảo quản nước nguội ở nơi sạch sẽ, an toàn vệ sinh.

Sau khi ngủ dậy buổi sáng nên cho trẻ uống nước mật ong pha nước ấm để thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ.

Dấu hiệu của bệnh trĩ hay bị nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng nên khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu gì thì hãy đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để có phương hướng điều trị phù hợp. Nên kiểm soát quá trình đi vệ sinh ở trẻ, không để trẻ ngồi bô quá lâu các mẹ nhé.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...