Trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải điều trị bao lâu thì mới khỏi ?

Thứ Bảy, 27/10/2018 09:27 AM (GMT+7)

Trong thời kỳ giao vụ từ xuân sang hè như thế này không khí ẩm ướt đã sinh ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó có bệnh tay chân miệng. Bệnh truyền nhiễm lành tính do virus gây ra và nếu không làm tốt sẽ có nguy cơ đối mặt với tử vong.

1.Bệnh tay chân miệng ở trẻ và những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng thông thường có thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. Trong giai đoạn này, bé sẽ không có bất cứ triệu chứng gì đặc biệt. Sau 3 đến 7 ngày nhiễm virus bé sẽ bắt đầu có một triệu chứng như:

– Bàn tay, bàn chân, bên trong và bên ngoài khoang miệng…của bé bắt đầu xuất hiện các nốt phát ban, mẩn đỏ.

– Sốt nhẹ, sốt cao, đau họng, chán ăn, mệt mỏi, tiêu chảy.

Sau từ 2 đến 3 ngày phát bệnh thì các vết mẩn đỏ phát triển thành vết loét khiến bé cảm thấy khó chịu, đau đớn. Giai đoạn từ 5 – 7 ngày, các vết loét sẽ đóng vẩy và các dấu hiệu bệnh sẽ giảm dần. Thông thường, các bé bị tay chân miệng thể lành tính sẽ hết bệnh sau khoảng 7 đến 10 ngày tính từ lúc dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.

2. Hướng dẫn cách điều trị tay chân miệng ở trẻ

Để điều trị tay chân miệng hiệu quả các bạn cần cho bé đi khám để xác định dược tình trạng bệnh. Nếu bệnh mà nhẹ có thể điều trị tại nhà không cần đến bác sĩ. Khi điều trị tại nhà các bạn cần lưu ý thực hiện tốt những việc sau đây:

–  Cho trẻ uống đủ nước và ăn các loại thức ăn dễ tiêu. Điều này sẽ giúp bé không bị đau họng thêm và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nước cho bé có sức chống chọi với bệnh tật.

–Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường bé sẽ phải uống paracetamol để hạ sốt, giảm đau. Uống kháng sinh để phòng bội nhiễm. Sử dụng kháng sinh ngoài da để cho các vết loét không bị nhiễm trùng. Bổ sung thêm nước điện giải nếu bé liên tục sốt cao mà không ăn uống được gì.

– Cách ly và vệ sinh thân thể sạch sẽ. Khi con bị tay chân miệng các bạn cần vệ sinh cơ thể cho bé thường xuyên như vậy mới giúp tránh bội nhiễm. Hơn nữa bạn nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn tại các vết thương hở để đảm bảo vệ sinh. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ cần mang khẩu trang y tế, găng tay, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế sự lây lan bệnh.

Khi thấy bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào của bệnh cần đưa con đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Tay chân miệng không phải là bệnh khó chữa nhưng cần tuân thủ các bước điều trị để có hiệu quả hơn.

Hi vọng những kiến thức chia sẻ trong bài sẽ hữu ích giúp cho các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc trẻ thật tốt. Cha mẹ hãy luôn chú ý đến con cái. Ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....