Trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ phải làm sao?

Thứ Bảy, 26/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi là vấn đề khiến các mẹ phải đau đầu để tìm ra nguyên nhân. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra thông tin và cách xử lý tình trạng này hiệu quả nhất cho mọi người tham khảo.
 

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy hơi

Đối với trẻ sơ sinh bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, sẽ gây cản trở đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Dạ dày trẻ nhỏ vì vậy ăn mỗi lần được rất ít. Nếu ăn nhiều số lượng lớn sẽ gây đầy bụng, khó chịu hoặc có thể trẻ sẽ nôn.

Do chế độ dinh dưỡng cho trẻ chưa được phù hợp, khi bé chưa mọc đủ răng hàm bố mẹ đã cho trẻ ăn. 

Ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng chướng căng.

Trẻ ăn thức ăn bị ôi thiu, khi ăn phải, cơ thể bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy. có nhiều vi khuẩn sẽ  lên men ở thức ăn gây ra bị chua, có mùi, sau đó tiếp tục sinh hơi ở đường ruột.

Dấu hiệu để mẹ nhận biết trẻ bị đầy hơi

Nếu mẹ thấy bé nằm không yên, vặn vẹo người và đạp chân liên tục, rất có thể bé bị đầy hơi. Khi sờ thử bụng của bé, mẹ sẽ thấy bụng cứng và căng lên. Đây chính là dấu hiệu đầy hơi ở trẻ. 

Khi trẻ bị đầy hơi mẹ phải làm gì?

Mẹ nên giảm lượng hơi cho trẻ: 

Để trẻ cảm thấy bụng dễ chịu hơn các mẹ nên thực hiện phương pháp dùng ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ theo hướng từ rốn ra ngoài bụng của con mình. 

Nếu da tay mẹ thô và cứng thì nên dùng dầu massage để không chạm rít vào da tránh trường hợp trẻ bị đau. Lưu ý, khi trẻ vừa ăn xong không nên massage.

Giúp trẻ xì hơi: 

Để đẩy được lượng khí hơi ra ngoài nhanh, mẹ cho trẻ nằm ngửa, nắm lấy chân trẻ với đông tác giống như việc đi bộ, kéo nhẹ nhàng chân trẻ ngược lên trên rồi hạ xuống, điều này sẽ khiến trẻ rất thích thú giúp trẻ giải phóng được lượng hơi trong bụng. Mẹ cũng không được làm động tác này khi trẻ mới bú hoặc ăn.

Mẹ có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ứ đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn sữa hoặc đồ ăn. Ôm trẻ hơi ngả người xuống, bụng trẻ nằm trên cánh tay mẹ và đu đưa trẻ, cách này giúp trẻ xì hơi tốt.

Chườm ấm bụng cho trẻ: Mẹ dùng gói chườm ấm, sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Mẹ lấy 2 chiếc khăn nhúng nước ấm vắt khăn thật khô, sau đó mẹ gấp một chiếc khăn lại và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất, không quấn quá chật sẽ làm bé khó chịu.

Mẹ giúp trẻ ợ hơi: Khi bế trẻ trên tay mẹ ẵm bé tựa đầu vào vai mình và vỗ nhẹ lên lưng bé hoặc xoa lưng bé theo những chuyển động tròn dọc theo cột sống của bé từ dưới lên tới cổ. Động tác này giúp đưa không khí từ trong bụng lên trên và đẩy ra ngoài.

Mẹ để  bé ngồi trên đùi, một tay giữ nhẹ cằm bé còn tay kia xoa ,vỗ lưng cho bé. Hoặc mẹ cho bé nằm sấp trên đùi mình và vỗ hoặc xoa lưng cho bé. Mẹ có thể thực hiện động tác nhiều lần, nếu trẻ vẫn còn dấu hiệu đầy hơi.

Mẹ có thể dùng hành, tỏi: Nướng một củ hành hoặc tỏi, sau đó mẹ bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé bị đầy bụng mẹ chú ý không để hành tỏi nóng quá sẽ gây bỏng cho trẻ. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...