Trẻ sơ sinh bị nổi mụn trên đầu cha mẹ phải xử lí ra sao?

Thứ Ba, 02/10/2018 04:16 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu không phải là trường hợp hiếm gặp. Nguyên nhân do thời tiết nóng nực hoặc do vi khuẩn gây ra. Vậy xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu như thế nào? Để giải đáp thắc mắc vấn đề này, các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu

Theo các bác sĩ nhi khoa thì hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu thường xảy ra trong độ tuổi 4 đến 6 tháng tuổi. Nguyên nhân gây ra mụn mủ là do trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, những kích thích tố dư thừa của mẹ sẽ được truyền sang con thông qua đường sữa mẹ. Các hormone dư thừa này sẽ kích thích tuyến dầu của trẻ gây ra bã nhờn. Bã nhờn bịt kín lỗ chân lông khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn. Khi bé bất chợt bị mụn sẽ thường đau đớn và khó chịu.

Vi khuẩn có thể sinh sôi, tích tụ và phát triển ở những nốt mụn gây ra nhiễm trùng. Lúc này thì tình trạng mụn đã tồi tệ hơn, hình thành mụn mủ.

Mụn mủ cũng được coi là một hình thức cue mụn trứng cá. Mụn mủ thường khiến trẻ cảm thấy đau, khó chịu. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể phát triển thành các u nang, lúc này được gọi là mụn nang.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu còn do các nguyên nhân sau: Dị ứng (thức ăn, côn trùng cắn, môi trường); Rosacea; Bệnh ghẻ; Bệnh vẩy nến; Đậu mùa; Thủy đậu

2. Cách chữa và chăm sóc trẻ bị mụn mủ

Khi mới xuất hiên 1-2 cái mụn mủ, dùng cồn iot để bôi vào nốt mụn, cũng có thể dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để chích tháo mủ và bôi thuốc sát khuẩn như cồn iot thuốc đỏ, thuốc mỡ kháng sinh. Trong trường hợp mụn mọc liên tiếp, các mẹ cần đưa bé đi khám để có phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra các bậc phụ huynh cần lưu ý:

- Cho trẻ uống nhiều nước

- Hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn quá ngọt

- Lau người cho trẻ bằng nước ấm

- Cho trẻ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, không khí ngột ngạt.

- Chọn những quần áo bằng chất liệu cotton, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để bé cảm thấy dễ chịu.

- Cắt móng tay sát cho trẻ và mẹ (hay người chăm sóc bé)

- Thường xuyên tắm rửa để bé luôn được sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng.

3. Nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau, mẹ cần đưa bé đi khám ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng hơn:

- Mụn mủ lây lan ra phạm vi rộng

- Trẻ cảm thấy đau đơn, đặc biệt là ở bộ phận có mụn mủ

- Làn da xung quanh trở nên đỏ ửng, nóng

- Trẻ có dấu hiệu sốt

- Nôn và buồn nôn

- Có triệu chứng tiêu chảy

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ trên đầu. Hiện tượng này khá phổ biến, có thể khỏi nhưng bố mẹ cũng không nên coi thường. Bởi nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....