Trẻ vị thành niên bị trầm cảm: Bố mẹ cần làm gì?

Thứ Tư, 01/05/2019 01:53 AM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyến cáo, nếu thấy con có một trong các biểu hiện dưới đây, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi có thể để được sàng lọc, tư vấn và hỗ trợ.

 

tre-bi-tram-cam

26,3% trẻ vị thành niên bị trầm cảm

Theo các chuyên gia, tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Thông thường thời kỳ này bắt đầu khi trẻ 10 tuổi và kết thúc vào năm 19 tuổi.

Ở tuổi vị thành niên, ngoài những thay đổi về ngoại hình, chức năng sinh sản, trẻ cũng sẽ có những thay đổi về nhận thức và tâm lý.

Theo đó, nếu như trước đây, khi còn nhỏ, trẻ khá phụ thuộc vào bố mẹ, thì khi bước sang tuổi vị thành niên, trẻ sẽ có xu hướng thích tự lập hơn. Trẻ muốn có không gian và bí mật của riêng mình.

Đồng thời, ở tuổi này, trẻ cũng sẽ tìm cách khám phá cuộc sống xung quanh cũng như bắt đầu khám phá chính những thay đổi trên cơ thể của mình.

Tuy nhiên, chính sự thay đổi về tâm, sinh lý một cách rõ rệt ở giai đoạn này cũng khiến trẻ gặp phải những vấn đề nhất định nếu không kịp thích nghi. Trong đó, trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên.

Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.

Theo TS.BS Đỗ Minh Loan, Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương), trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách trẻ vị thành niên cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và thể chất.

Yếu tố gia đình, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, yếu tố cá nhân được coi là một trong những yếu tố có tác động đến trầm cảm vị thành niên.

Giai đoạn này, trẻ có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường và đôi khi có thể cảm thấy cuộc sống không có gì để đáng sống.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trầm cảm

- Trẻ luôn có cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng

- Hay giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ

- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường

- Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân

- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn

- Suy nghĩ chậm chạp, kém tập trung trong học tập và sinh hoạt hàng ngày

- Hay than phiền về cảm giác vô dụng, mặc cảm

- Có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử

- Có các vấn đề về cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu...

Cách giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh trầm cảm:

1. Đừng làm ngơ vấn đề

Nếu nghi ngờ trẻ bị trầm cảm, hãy quan tâm con với tình yêu thương chứ không phải dò xét con. Thậm chí nếu không chắc chắn con có bị trầm cảm không, bạn cũng cần giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc của trẻ.

Bạn có thể trò chuyện với con để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua và bạn phải thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ bất cứ điều gì.

2. Khuyến khích kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ, vậy những gì bạn có thể làm là giúp bé tái kết nối với xã hội.

3. Sức khỏe thể chất là ưu tiên hàng đầu

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kế nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Một vấn đề về lối sống trong xã hội hiện nay chính là trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính. Khi ấy, bạn có thể hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.

4. Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn và biết hỗ trợ nhau là một cách giúp thế giới của trẻ trở nên khác biệt, nhưng như thế chưa đủ. Khi trầm cảm trở nên trầm trọng, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

5. Chăm sóc chính bản thân bạn (và các thành viên còn lại)

Hẳn nếu có con bị trầm cảm, bạn có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con của bạn. Trong khi đó, bạn quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác.

Ngoài ra, nếu cảm thấy con bạn đang bị trầm cảm, điều đầu tiên mà bạn cần làm là nói chuyện với con. Tiến sĩ Evans cho biết: “Cố gắng tìm hiểu những việc khiến trẻ phiền muộn, đừng xem thường chúng. Những việc ấy có vẻ không có gì nghiêm trọng với bạn, nhưng có thể là cả một vấn đề đối với con bạn đấy”.

Nếu vẫn cảm thấy lo lắng sau khi nói chuyện với trẻ, hãy tìm gặp các bác sĩ tâm lí hoặc thần kinh. Theo tiến sĩ Kingsley: “Nếu là bệnh cần được chữa trị, bạn có một số lựa chọn, như tìm đến dịch vụ tư vấn trẻ em, liệu pháp gia đình bằng phương pháp trò chuyện. Chuyên gia có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm, nhưng chỉ khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng”.

Bên cạnh đó, nếu thấy lo lắng về việc con mình có thể bị trầm cảm, bạn có thể tỏ ra ủng hộ trẻ. Tiến sĩ Kingsley nói rằng: “Tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều cần được cảm thấy tôn trọng, quý mến và yêu thương. Chúng cần phải thân thiết với người chăm sóc (thường là cha mẹ) để cảm thấy được trân trọng đối với những người luôn hết lòng ủng hộ chúng vô điều kiện. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ trẻ khỏi trầm cảm”.

Trên tất cả, chăm sóc bản thân còn có nghĩa là bạn vươn ra để đón nhận sự hỗ trợ từ các thành viên khác. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ một mình được. Sự giúp đỡ từ mọi người sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, có một tâm thế tích cực để giúp con bạn thoát khỏi căn bệnh này.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...