Triệu chứng thường gặp của bệnh phát ban đỏ ở trẻ em

Thứ Ba, 12/02/2019 10:10 PM (GMT+7)

Khi phát hiện ra những nốt bên ban hồng hoặc đỏ, khiến bé nhà bạn ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và đặc ra nhiều thắc mắc về hiện tượng này. Thực tế bệnh phát ban ở trẻ hầu như không quá nguy hiểm, tuy nhiên một vài trường hợp bạn phải mang trẻ đến cơ sở y tế.

Phát ban đỏ ở trẻ em là gì?

Bệnh ban đỏ hay còn được gọi với một cái tên khác nữa sốt tinh hồng nhiệt hoặc là sốt Scarlet. Đây là một bệnh lý do sự phát triển của vi khuẩn ở một số người bị viêm họng.

Vi khuẩn có chất độc và khiến cơ thể gây ra phản ứng tạo thành phát ban đỏ. Bệnh phát ban đỏ khiến khắp cơ thể của trẻ xuất hiện nổi mẩn đỏ, kèm với đó là đau họng, sốt cao. Không phải tất cả những người bị nhiễm trùng vùng họng đều bị bệnh phát ban đỏ.

Nếu bệnh không được điều trị, bệnh phát ban đỏ có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn. Nó có thể sẽ ảnh hưởng đến tim, thận và các phần khác trong cơ thể.

tre-bi-benh-sot-ban-do

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh phát ban đỏ thường là đau họng dữ dội, sốt (cao hơn 38°C), đau đầu , sưng hạch ở cổ, ho, và mất cảm giác ngon miệng. Amidan và thành sau họng có thể sẽ có một lớp màng màu trắng hoặc đỏ và sưng lên.

Nốt ban màu đỏ chính là triệu chứng nổi bật nhất. Những nốt ban thường bắt đầu xuất hiện sau khi trẻ bị đau họng vài ngày. Nốt ban này sẽ xuất hiện trên mặt và cổ trước và sau đó sẽ xuất hiện ở ngực và lưng. Lưỡi có đỏ nhiều (màu dâu hoặc mâm xôi). Khi bạn dùng tay ấn lên vết ban thì nó chuyển sang màu trắng. Bệnh đến ngày thứ sáu, phát ban bắt đầu mờ dần và da bắt đầu bong ra. Việc lột da có thể kéo dài khoảng từ 1 đến 2 tuần trước khi trở lại bình thường.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn có tên Streptococcus (strep) là nguyên nhân chính gây ra bệnh ban đỏ. Loại vi khuẩn lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, kể từ ngày bắt đầu đau họng cho đến 24-48 giờ sau khi uống kháng sinh. Vi khuẩn này có thể phát tán khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ khoảng 2–4 ngày.

Ngăn ngừa bệnh thế nào?

Điều đầu tiên mà mẹ nên làm là hỏi xem trẻ đã tiếp xúc với đồ vật gì để có phương pháp điều trị. Vật ở đây có thể là một loại thực phẩm mới, đồ trang sức mới,… Tiếp theo, bạn cần kiểm tra dị ứng trên da. Nếu nguyên nhân của bệnh là do một chất gây dị ứng thì nên cho bé tránh xa hoàn toàn để không lặp lại tình trạng trên.

Bệnh sốt phát ban đỏ là một bệnh lý rất hay gặp phải ở trẻ em, vì vậy các mẹ hãy để ý và bảo vệ sức khỏe của bé tốt nhất và cần được điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích, giáp đáp giúp phụ huynh những băn khoăn lo lắng về bệnh này ở trẻ.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...