Ứng dụng công nghệ điện thoại di động trong quản lý và đào tạo y khoa

Thứ Ba, 22/03/2016 12:00 AM (GMT+7)

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức Pathfinder International, Trường Đại học Boston Hoa Kỳ cùng với Trường Đại học Y tế công cộng và Tổng cục Dân số- kế hoạch hóa gia đình (Trung tâm Nghiên cứu, Thông tin và Dữ liệu) đã triển khai ứng dụng công nghệ điện thoại di động  trong đào tạo y khoa liên tục (MCME) tại tỉnh Thái Nguyên.

       Ông Lê Ngọc Bảo- Trưởng đại diện Pathfinder International tại Việt Nam

 Với mục tiêu nghiên cứu là tác động của việc ứng dụng công nghệ di động trong đào tạo y khoa liên tục nhằm thay đổi hành vi chủ động học tập và nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ y sĩ tuyến cơ sở.  Kết quả nghiên cứu trên 660 Y sĩ thuộc ngành y tế Thái Nguyên  từ  tháng 5 đến tháng 11 năm 2015 cho thấy qua 6 tháng đào tạo 100%  học viên hưởng ứng tích cực với chương trình học;  95% tin nhắn được phản hồi trong suốt thời gian can thiệp. Trong đó 93% học viên cho rằng nội dung tin nhắn phù hợp hoặc rất phù hợp với công việc hàng ngày của y sĩ; 84% số học viên có thái độ thích hoặc rất thích phương pháp MCME này.

Hội thảo“chia sẻ kết quả nghiên cứu về hiệu quả ứng dụng công nghệ điện thoại di động trong đào tạo Y khoa liên tục (mCME)”

Mặc dù kết quả này chưa có sự cải thiện nhanh và đáng kể để làm thay đổi kiến thức về chuyên môn, song sự phản hồi nghiêm túc từ phía học viên trong phạm vi chi phí rất thấp của dự án cho thấy ảnh hưởng tích cực từ dự án đối với thái độ tự học tập của cán bộ ngành y tế, từ đó chúng ta có thể tin cậy tính bền vững lâu dài của dự án trong việc khai thác ứng dụng công nghệ di động trong đào tạo y khoa liên tục sau này, trước mắt là hướng nghiên cứu các nội dung liên quan tới đào tạo liên tục trong lĩnh vực HIV/AIDS...

Hiện nay với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại thì công nghệ thông tin (CNTT)  được coi là công cụ hữu hiệu, tiện ích để truyền tải thông tin, tại thời điểm này CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Trong đó điện thoại di động là một phương tiện thiết yếu trong sinh họat hàng ngày của dại đa số người dân từ thành thị tới nông thôn.

Đào tạo các y sĩ thông qua hình thức gửi tin nhắn điện thoại hàng ngày

Từ 2013-2016 Tổ chức Pathfinder Internation tại Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dự án “cải thiện công tác lập kế hoạch và chính sách trên cơ sở bằng chứng qua việc vi tính hóa hệ thống quản lý thông tin y tế (HMIS) tại Thái Nguyên và nhân rộng mô hình ở cấp quốc gia”. Nhằm thúc đẩy các tuyến y tế phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu về chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân.  Hiện nay 100% các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện triển khai ứng dụng phần mềm “ứng dụng tin học” trong quản lý báo cáo thống kê và hồ sơ bệnh án” do Bộ y tế ban hành. Trong giai đoạn thực hiện triển khai dự án, Sở y tế tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư kinh phí và cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT trong quản lý khám chữa bệnh và quản lý thông tin y tế của các bệnh viện (7/8 bệnh viện tuyến tỉnh và 8/9 bệnh viện tuyến huyện sử dụng phần mềm quản lý bệnh viện ). Các Trạm Y tế đã thực hiện chế độ báo cáo thông qua phần mềm HMIS.

 

Tại Hội thảo “chia sẻ kết quả nghiên cứu về hiệu quả ứng dụng công nghệ điện thoại di động trong đào tạo Y khoa liên tục (mCME)”  ngày 09/3/2016 cho thấy đây là một phương pháp đào tạo hoàn toàn mới, tạo sự tương tác lớn giữa các học viên và trung tâm đào tạo. Bởi những nội dung tin nhắn hàng ngày được gửi đến các học viên, có thể liên quan hoặc có thể không liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của họ. Nhưng  mong muốn đầu tiên của nhà đào tạo là sự thay đổi thái độ và hành vi học tập của các y sĩ từ bị động sang chủ động hơn.

Tiến sĩ Christopher Gill – Nghiên cứu viên chính, trung tâm Y tế và phát triển toàn cầu, Đại học y tế Công cộng Boston chia sẻ kết quả trong nghiên cứu (MCME)

Mặc dù đây là khởi đầu cho việc ứng dụng công nghệ tin nhắn điện thoại trong  đào tạo  các y sỹ tuyến cơ sở, để đánh giá kiến thức chuyên môn giữa đầu vào và đầu ra cuối kỳ của các y sĩ qua khóa học đầu tiên này  thì tỉ lệ thay đổi chưa đáng kể, tuy nhiên qua đó vẫn có thể đánh giá phương thức này là hết sức khả thi. Học viên tham gia tích cực, được ôn lại những kiến thức có thể là lâu họ không sử dụng; các y sĩ đã chủ động phân tích, trao đổi vấn đề với đồng nghiệp của họ hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng google. Đặc biệt là giúp các y sĩ chủ chủ động hơn trong việc học và thông qua tin nhắn phản hồi thì có thể đánh giá được kiến thức của học viên ở mức độ nào để tiếp tục điều chỉnh nội dung đào tạo cho phù hợp.

Trong quá trình triển khai dự án đào tạo này, nhà nghiên cứu cũng đã thăm dò, rút kinh nghiệm để việc đào tạo có hiệu quả hơn: Cung cấp đường Link tài liệu giúp học viên có thể tra cứu ngay những nguồn thông tin chính xác, gửi những tin nhắn mang nội dung khích lệ, nhắc nhở giúp học viên hứng thú hơn trong khóa học này.  Trước mắt có thể thấy phương pháp đào tạo này có những ưu điểm vượt trội và khá phù hợp với nhu cầu đào tạo liên tục của các y sỹ ; tiết kiệm kinh phí, tiết kiệm thời gian và tăng cường sự gắn kết giữa các đồng nghiệp. Và hy vọng kết quả về nâng cao kiến thức chuyên môn của các y sĩ cơ sở  một cách rõ rệt sẽ đạt được trong giai đoạn tới.

                                                                               Bài: Thanh Thủy/ Ảnh: Đắc Xuân

System

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...