789

Vệ sinh "vùng kín" bằng nước muối, lá trầu không có thực sự an toàn?

Thứ Sáu, 06/04/2018 12:00 AM (GMT+7)

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sinh lý hay lá trồng không là thói quen của không ít chị em. Hai phương pháp này có tốt?  Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc quan tâm tham khảo.

Có nên vệ sinh "vùng kín" bằng nước muối sinh lý?

Thông thường, mọi người hay dùng nước muối để rửa vết thương, súc miệng, rửa "vùng kín" …để phòng viêm nhiễm. Phải chăng cũng vì vậy mà nhiều chị em phụ nữ nghĩ rằng vệ sinh khu vực nhạy cảm bằng nước muối là một cách khá hiệu quả.

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, cách làm này không được khuyến khích. Mặc dù việc sử dụng nước muối sinh lý đạt đúng nồng độ chuẩn như dung dịch trong cơ thể không gây tác hại nhưng gây cảm giác khó chịu nhất định.

 “Nước muối sinh lý” dùng để vệ sinh nơi nhạy cảm thường phải đảm bảo được đúng độ chuẩn là 9/1000. Thế nhưng, hầu hết khi sử dụng nước muối kiểu này thường mang lại cảm giác khô, đọng muối lại trên da , gây cảm giác nhớp nháp, khó chịu. Mặt khác, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo: tuyệt đối không được ngâm "vùng kín" trong nước muối bởi nếu mọi người ngâm sẽ làm viêm nhiễm ngược dòng lên, gây tổn thương nặng hơn,

Thay vì sử dụng phương pháp này, chị em muốn vệ sinh vùng nhạy cảm sạch sẽ và đảm bảo hơn thì nên lựa chọn các sản phẩm dung dịch vệ sinh, có độ pH cân bằng với cơ thể. Điều đó hoàn toàn đủ không cần thêm một tác động nào khác.

Theo lời khuyên của các bác sĩ một người bình thường, khỏe mạnh có thể vệ sinh "vùng kín" bằng nước sạch hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ bình thường, không cần sử dụng nước muối sinh lý. Đồng thời, mọi người nên triệt lông vùng kín để đảm bảo sạch sẽ.

Rửa vùng kín bằng lá trầu không nên hay không?

Không ít chị em phụ nữ tin rằng việc sử dụng lá trầu không, lá chè,… vệ sinh "vùng kín" là rất tốt. Thực tế liệu có đúng như vậy?

Trong lá trầu không có chứa các thành phần: đường và tinh dầu. Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật… nên có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Tuy nhiên, cho dù là lá trầu không hay lá trà xanh thì cũng chỉ nên rửa bên ngoài, tránh thụt rửa vào bên trong hoặc ngồi ngâm trong nước đó quá lâu, vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản. Rửa bằng lá trầu không còn được cho là giúp vết thương mau khô và mau lành, nhưng nếu rửa đều đặn hàng ngày có thể dẫn tới khô da.

Tuy nhiên, với những người "vùng kín" bị viêm nhiễm, bị bệnh, sử dụng lá trầu không, lá chè hay những phương pháp dân gian chỉ làm giảm cảm giác ngứa, không cải thiện được bệnh. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. Bởi vậy, khi có dấu hiệu bất thường, mọi người nên đến khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Thêm một điểm cần lưu ý nữa là lá trầu không hay lá trà xanh mua ngoài chợ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn do thuốc trừ sâu…Vì thế cần rửa sạch trước khi đun để sử dụng.

Để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân, chị em nên vệ sinh vùng kín thường xuyên. Nếu có dấu hiệu vị viêm nhiễm nên đi khám và nhận lời từ bác sĩ để vệ sinh đúng cách.

System

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...