Viêm nhiễm phụ khoa: Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về tự điều trị

Thứ Hai, 13/05/2019 08:00 AM (GMT+7)

Viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ luôn là vấn đề được không ít các chị em quan tâm. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách chữa viêm nhiễm phụ khoa khác nhau. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về tự điều trị khi chưa có bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ.

viem-nhiem-phu-khoa

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng mà hầu hết chị em nào cũng từng mắc phải ít nhất trong đời. Nhất là những chị em đang ở trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây ra những nguy hiểm tới tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều ở nữ giới không chỉ ở các chị em đã lập gia đinh hoặc đã có quan hệ tình dịch mà ngay cả những chị em chưa lập gia đình cũng có khả năng bị mắc phải.

Viêm nhiễm phụ khoa để chỉ những bệnh lý viêm nhiễm tại cơ quản sinh sản, âm đạo và các phần phụ, vùng xung quanh bộ phận sinh dục của nữ giới. Khi gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa nếu không điều trị kịp thời nữ giới không chỉ bị ngứa rát khó chịu hàng ngày mà có thể phải đối mặt với những nguy hại tới sức khỏe sau này.

Các chị em cần thận trọng với viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, có thể bắt nguồn từ tâm lý hoặc do người bệnh không chủ động trong việc giữ vệ sinh nên vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập gây tổn thương viêm nhiễm tại vùng kín. Đó là những nguyên nhân chính:

- Tâm lý: Tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng khiến cho não bộ căng thẳng cộng thêm sức đề kháng của nhiều chị em không cao sẽ khiến vi khuẩn, nấm sẽ dễ dàng tấn công và gây bệnh phụ khoa hơn.

- Thói quen sinh hoạt không khoa học, đảm bảo: Nhiều chị em có thói quen mặc quần lót chặt, vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, không thoáng sạch kêt hợp với hoạt động vệ sinh không đảm bảo, không biết cách vệ sinh vùng kín cũng khiến các vi khuẩn tấn công dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn.

- Nội tiết tố mất cân bằng: Khi nội tiết tố trong cơ thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân như căng thẳng, mất ngủ kéo dài, phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều dẫn đến tình trạng mất cân bằng khiến nữ giới bị viêm nhiễm phụ khoa

.- Lây nhiễm bệnh trực tiếp: Đó là trong quá trình bơi lội, tắm chung, sử dụng chung quần áo với người bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc quan hệ tình dục với người bị viêm nhiễm cũng là nguyên nhân gây nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, nguyên nhân nhiễm khác đó là nữ giới trải qua thủ thuật tại vùng kín sử dụng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh tác động tại cơ quan sinh dục dẫn đến nữ giới nhiễm bệnh.

- Mất cân bằng độ PH: Trong môi trường âm đạo có tồn tại cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại bởi chúng tồn tại cân bằng nhau. Khi bị mất cân bằng PH các vi khuẩn có hại có xu hướng tăng lên tấn công vi khuẩn có lợi dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa:

Khi nữ giới bị mắc các bệnh viêm phụ khoa sẽ dễ dàng nhận biết bởi các dấu hiệu:

- Vùng kín ngứa rát: Khi bị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa người bệnh thường bị ngứa và nổi mẩn ở vùng kín. Trong trường hợp này có thể đã bị viêm nhiễm âm hộ do vi khuẩn hoặc do kích ứng với những hóa chất có trong dung dịch vệ sinh, sữa tắm...

- Khí hư có biểu hiện bất thường:Ở người khỏe mạnh dịch tiết âm đạo sẽ có màu trắng trong hoặc không màu như lòng trắng trứng gà, không có mùi. Nếu khí khi xuất hiện những biểu hiện bất thường bao gồm từ màu sắc, mùi.... thì đó cũng là dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa mà chị em cần lưu ý.

- Đau bụng dữ dội khi hành kinh:Trong thời kỳ kinh nguyệt nữ giới thường có cảm giác đau bụng liên tục trước hoặc trong khi hành kinh vài ngày, đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu chị em bị đau bụng dữ dội, kèm theo tình trạng buồn nôn, huyết áp tụt, chóng mặt, vã mồ hôi... thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề phụ khoa nào đó nghiêm trọng.

- Khí hư có mùi khó chịu: Khi bị viêm nhiễm phụ khoa, khí hư không chỉ có tính chất bất thường mà còn có mùi hôi tanh... nhất là sau khi kết thúc thời kỳ hành kinh hoặc sau quan hệ. Nguyên nhân của trường hợp này có thể do vi khuẩn nấm tấn công gây viêm nhiễm tại âm đạo.

- Chảy máu âm đạo: Nếu âm đạo bị xuất huyết bất ngờ không phải do tới chu kỳ kinh nguyêt hoặc chảy máu sau khi quan hệ tình dịch thì có thể đó là bệnh lý của u xơ cổ tử cung, ung thư tử cung và cũng có thể do chị em lạm dụng thuốc tránh thai. Thuốc gây nên mất cân bằng nội tiết tố nữ, tiền mãn kinh.

Các bệnh viêm phụ khoa tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới tình mạng nhưng về lâu dài nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản sau này của chị em. Chính vì thế, khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa này các chị em cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị dứt điểm.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa:

Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa có hiệu quả hay không thì người bệnh cần phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng. Qua đó sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả. Phương pháp điều trị phù hợp đó là:

- Nếu bị viêm âm đạo cách chữa có thể là sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt nhằm tiêu diệt nấm ngứa, vi khuẩn.- Nếu bị viêm tắc vòi trứng người bệnh cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh chuyên khoa, kháng sinh phối hợp thuốc tùy vào nguyên nhân.

- Nếu nguyên nhân do nấm, nhiễm khuẩn gây viêm cổ tử cung bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh chuyên dụng chống nấm, kết hợp thuốc uống tùy vào tình trạng bệnh của từng người.

- Trường hợp xét nghiệm thấy tế bào loạn sản cần phải điều trị triệt để bằng đốt điện…

- Với những chị em đang mang thai mà gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị sao cho hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi nhất có thể.

- Ngoài ra những biện pháp hỗ trợ điều trị đông y cũng được áp dụng để giúp cân bằng môi trường âm đạo, tăng đề kháng ngăn chặn bệnh lý tái phát.

Các thuốc điều trị viêm nhiễm phụ khoa thường gặp

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa là do virut, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng hay do nguyên nhân không nhiễm khuẩn mà các bác sĩ sẽ có thuốc điều trị phù hợp.

Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân. Kháng sinh có thể được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm hoặc dựa trên vi khuẩn được phân lập. Bệnh nhân cần lưu ý dùng thuốc đúng và đủ liệu trình, không tự ý dừng khi thấy đã hết triệu chứng. Bác sĩ có thể phối hợp cả dạng uống và dạng bôi ngoài. Các kháng sinh thường dùng như metronidazole, tinidazole, clindamycin,... Kháng sinh metronidazole hoặc tinidazole cũng được chỉ định đối với nhiễm trùng roi sinh dục. Thuốc có thể gây chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy và vị kim loại ở miệng. Thuốc còn có tác dụng phụ trên thần kinh gây chóng mặt, đau đầu. Cần lưu ý không uống rượu trong thời gian dùng thuốc và 2 - 3 ngày sau khi ngừng thuốc vì dễ gặp phải hội chứng cai rượu do thuốc.

Thuốc kháng nấm: Nấm âm đạo là bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất, gây ra bởi một loại nấm tên là Candida. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc chống nấm dạng bôi hoặc đặt âm đạo như clotrimazole, miconazole hoặc dạng uống như fluconazole. Đối với dạng bôi hoặc viên đặt âm đạo, dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dạng dùng tại chỗ này ít gây tác dụng phụ toàn thân. Các tác dụng phụ có thể gặp gồm ngứa, kích ứng, cảm giác nóng bừng. Fluconazole đường uống thường chỉ dùng một liều duy nhất, có thể uống liều thứ hai sau 72 giờ đối với bệnh nhân có bệnh nền, nhiễm nấm tái phát hoặc có triệu chứng nặng. Thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh gan, thận, phụ nữ có thai và cho con bú. Thuốc có thể gây chóng mặt, co giật do đó thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc. Ngưng sử dụng nếu xuất hiện ban da, bỏng nước trên da.

Thuốc kháng virut: Loại virut gây viêm nhiễm phụ khoa thường gặp là virut Herpes simplex sinh dục. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng virut như acyclovir, famciclovir, valacyclovir để điều trị. Các thuốc này được dùng đường uống. Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu nhẹ. Thuốc có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Trong số các thuốc trên, acyclovir là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất, nhưng thuốc này có sinh khả dụng thấp và thời gian bán thải ngắn, nên thường phải dùng liều khá cao và dùng lặp lại nhiều lần trong ngày.

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn các biệt dược phối hợp cả kháng sinh và kháng nấm. Các thành phần thường gặp trong các loại biệt dược này bao gồm neomycin là kháng sinh, nystatin là kháng nấm và metronidazole là một kháng sinh có thể điều trị trùng roi. Một số thuốc sẽ có thêm thành phần chống viêm là prednisolone. Thuốc này được dùng khi chưa xét nghiệm phân biệt hoặc nghi ngờ bội nhiễm.

Đối với viêm âm đạo không nhiễm trùng, cần phải xác định nguồn gây kích ứng như xà phòng, bột giặt, giấy vệ sinh, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh, sau đó ngưng sử dụng.

Bệnh thường lành tính nhưng có thể tái phát nhiều lần trong năm, cần điều trị đúng, đủ và càng sớm càng tốt. Để điều trị đạt hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc đủ liệu trình và có chế độ ăn uống, vệ sinh phù hợp. Bên cạnh đó, cần hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị và kết hợp điều trị cho cả chồng bởi vì bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dục.

Cách phòng bệnh

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu.

Tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo. Theo các chuyên gia sức khỏe, những sản phẩm này tưởng rằng sẽ giúp âm đạo khỏe mạnh và thơm tho, nhưng ngược lại, chúng chứa các hóa chất độc hại làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát. Khi bị khô, âm đạo có mùi trầm trọng hơn.

Bạn có thể phòng ngừa lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo bằng cách lau theo chiều từ trước ra sau khi đi vệ sinh xong. Bước này giúp vùng kín không nhiễm vi khuẩn gây nên mùi hôi và viêm nhiễm.

Vệ sinh vùng kín trong thời gian đặc biệt

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 3 - 4 giờ/lần, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm vùng kín có mùi, nhiễm khuẩn. Khi thay băng vệ sinh, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô, sau đó mới dùng băng mới.

Trong thời kỳ mang thai, hậu sản, chị em nên vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ kích ứng da.

Bạn có thể vệ sinh vùng tam giác bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhớ lau rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa.

Sử dụng quần lót phù hợp

Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester,... trong một thời gian dài. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát,... Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.

Đảm bảo rằng bạn thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày khi ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra mùi hôi. Thay đồ lót và vệ sinh vùng kín sau khi đi bộ hoặc tập thể dục là điều cần thiết.

Ăn sữa chua

Không chỉ là một sản phẩm làm đẹp da, giữ dáng mà sữa chua còn được biết đến là một "phương thuốc" diệt mùi hiệu quả. Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong đó có vi khuẩn lactobacillus - khắc tinh của nấm Candida (một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi vùng kín) và giúp cân bằng độ pH của âm đạo. Phương pháp này rất đơn giản. Chỉ cần bạn ăn 2 cốc sữa chua không đường mỗi ngày, mùi hôi vùng kín sẽ nhanh chóng bị tống khứ.

Pha loãng rượu giấm táo với nước ấm để rửa vùng kín khoảng 20 phút cũng có thể giúp loại bỏ mùi hôi, vì nó làm giảm vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín. Không nên ngại ngùng, che giấu, tự chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Một lời khuyên nữa là bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh, thơm tho.

Như vậy chị em cần phải chú ý tới sức khỏe của bản thân và phát hiện bất thường sớm nhất có thể để đi khám sớm. Tùy từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ có cách chữa viêm nhiễm phụ khoa khác nhau. Tuyệt đối không tùy tiện mua thuốc về tự điều trị khi chưa có bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ. Bởi không chỉ khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn gây ra những nguy hiểm cho tính mạng của chị em.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...