Viêm phế quản cấp ở người cao tuổi: Nguyên nhân, cách phòng bệnh

Thứ Sáu, 17/05/2019 06:45 PM (GMT+7)

Viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Khi người cao tuổi đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…cần đi khám bệnh ngay để các bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.

viêm phế quản cấp ở người già

Phế quản là một thành phần của hệ thống hô hấp có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Khi phế quản bị viêm đột ngột, các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang) sẽ bị phù nề, sung huyết, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở.

Biểu hiện và triệu chứng

Người cao tuổi dễ bị viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa do sức đề kháng suy giảm. Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm). Nếu hít phải những vi sinh vật này trong không khí trong khi sức chống đỡ kém, khả năng mắc bệnh là dễ hiểu. Bệnh thường khởi đầu là viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực. Thời kỳ toàn phát, có sốt cao 38 – 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Để chẩn đoán xác định, cần xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu, phản ứng CRP, chụp phổi. Nếu thấy cần thiết có thể nuôi cấy chất nhầy phế quản tìm vi khuẩn gây bệnh.

Viêm phế quản cấp, nói chung, tiến triển lành tính (nếu do virus). Ở người khỏe mạnh, các triệu chứng thường tự khỏi sau 2 tuần, không để lại di chứng gì. Tuy vậy, ở người cao tuổi, nhất là sức yếu, ăn uống kém, nằm lâu, bại liệt, lú lẫn hoặc có nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu…, nhất là lúc thời tiết chuyển mùa, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm phổi cấp tính, phế quản phế viêm cấp, áp-xe phổi (chủ yếu do tụ cầu vàng). Đây là những biến chứng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện được hoặc phát hiện muộn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản dạng mạn ở người cao tuổi như:

1. Suy giảm chức năng đề kháng của cơ thể

Suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi.

Tuổi càng cao thì sức khỏe càng sa sút bởi sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh có thể tấn công một cách dễ dàng. Do đó, chỉ cần một thay đổi nhỏ như sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, dùng bếp than lâu ngày,… cũng có thể gây viêm phế quản mãn tính ở người già.

3. Thói quen hút thuốc lá, thuốc lào

Theo các chuyên gia, 30% nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phế quản mạn ở người cao tuổi là do hút thuốc lá, thuốc lào hoặc hít phải khỏi thuốc. Bởi vì, trong thuốc lá và thuốc lào có chứa thành phần nicotin, carbon monoxide,… kích thích niêm mạc phế quản gây ho, đồng thời gây ung thư phổi, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, v.v,…

2. Ô nhiễm môi trường

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, môi trường sống của con người càng ngày càng ô nhiễm dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong nhanh như ung thư. Không những vậy, các khí oxit nitơ, clo, lưu huỳnh dioxit, bụi bông, silica,… còn gây kích thích niêm mạc phế quản dẫn tới viêm phế quản mãn tính ở người già, nguy cơ tiềm ẩn gây xơ hóa phổi.

4. Chế độ ăn uống không khoa học

Một chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học sẽ giúp tăng cường thể lực cho con người chống lại các tác nhân gây hại từ nhiều phía. Do đó, khi người cao tuổi có chế độ ăn uống nghèo nàn, không khoa học sẽ là cơ hội để bệnh mạn tính như viêm phế quản, ung thư phổi,… có cơ hội hoành hành.

Nguyên tắc điều trị

Khi người cao tuổi đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…, cần đi khám bệnh ngay. Với người già sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản. Nguyên tắc là cần cho người cao tuổi nghi viêm phế quản được khám bệnh càng sớm càng tốt, việc điều trị (dùng thuốc gì) thuộc quyền bác sĩ khám bệnh, người bệnh hoặc người nhà không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm.

Để hạn chế viêm phế quản cấp, cần vệ sinh họng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng và súc họng nước muối nhạt sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Không nên hút thuốc, bất kể là thuốc lào hay thuốc lá, không nên uống nhiều rượu bia. Nên vận động cơ thể đều đặn, chú ý tập thở (hít sâu, thở ra từ từ) hoặc đi bộ (vừa đi vừa hít thở đều đặn).

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...