Viêm phổi ở người cao tuổi tiến triển nặng hơn so với người trẻ

Thứ Hai, 21/01/2019 06:53 PM (GMT+7)

Dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở người cao tuổi hết sức phức tạp, âm thầm. Bệnh thường khởi phát đột ngột không có biểu hiện gì cụ thể.

Empty

 Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Bệnh không chỉ phổ biến ở trẻ em mà còn hay gặp ở người cao tuổi. Đáng nói, viêm phổi ở người cao tuổi bệnh tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh gia tăng khi trời trở lạnh.

Nguyên nhân

Nguyên nhân viêm phổi có rất nhiều: do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, vi nấm), do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào) hoặc ít vận động, nằm lâu do liệt…

Thủ phạm chính gây nên viêm phổi ở người cao tuổi là các vi khuẩn, vi rút sẵn có ở mũi, họng. Lợi dụng lúc cơ thể đang suy yếu vì nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm chúng tấn công vào đường hô hấp và gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn phế cầu và một số vi rút đường hô hấp, vi nấm.

Trong một số trường hợp, bệnh viêm phổi bị lây bệnh ngay trong bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện) do đi khám bệnh hoặc nằm viện điều trị một bệnh nào đó. Đáng lo ngại nhất là người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi mà tác nhân gây bệnh là vi rút, bởi vì với vi rút thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Triệu chứng

Empty

Khó chịu, sốt nhẹ từ 37,8 - 38,5 độ C mà ít khi sốt cao tới 39 độ C kể cả khi viêm phổi nặng.

Lạnh, rét run khiến người già và người thân nhầm tưởng rằng do nhiệt độ cơ thể các cụ thay đổi thất thường.

Ho nhẹ, ho từng tiếng hoặc ho ngắn, ít xuất hiện đờm hay không nhiều đờm.

Thở nhanh hoặc khó thở, thở gắng sức, hít thở có tiếng ngay cả nằm nghỉ ngơi.

Đau tức ngực như có vật gì đè nén.

Do bệnh có những triệu chứng âm thầm nên các cụ già và người thân thường bỏ qua. Nhưng chỉ sau 5 - 7 ngày khi bệnh biểu hiện rõ rệt nghĩ ngay tới viêm phổi thì đã quá muộn, vì bệnh đã nặng hơn, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như, mệt mỏi li bì, đi tiểu ít hơn, nhiều người còn bị trụy tim mạch, viêm thận, viêm phế quản phổi, áp xe phổi, hôn mê, u rê trong máu cao hoặc có thể chết nếu không phát hiện và điều trị sớm, nhanh chóng, đúng bệnh.

Điều trị

Tùy nguyên nhân và tình trạng bệnh. Thể nhẹ có thể chữa trị theo dõi tại nhà. Các thể nặng phải được điều trị theo dõi tại viện.

Tùy thuộc vào tình trạng mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Nếu viêm phổi nguyên nhân do các vi khuẩn cư trú ở răng miệng, họng mũi, loại phế cầu khuẩn, hemophilus influenzae... thì nguyên tắc là dùng kháng sinh sớm, phổ rộng.

Nếu người bệnh ho nhiều, các bác sĩ sẽ kê thêm dùng các thuốc giảm ho, khó thở dùng các thuốc chống khó thở và trợ tim mạch.

Nếu người bệnh được dùng thuốc và theo dõi tại nhà thì chăm sóc người bệnh rất quan trọng để giúp người cao tuổi khắc phục được sức khỏe nhanh chóng. Người bệnh cần uống nhiều nước giúp loãng đờm dễ khạc và hạ sốt (dung dịch oresol, nước hoa quả, nước rau...); truyền dịch nếu cần; giữ ấm cho bệnh nhân, nơi nằm của bệnh nhân cần thoáng, ấm, khô ráo, không có gió lùa và yên tĩnh; cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp tùy từng giai đoạn bệnh (giai đoạn đầu ăn lỏng hoặc nửa lỏng, sau đó ăn đặc dần).

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...