Xử lý như thế nào kh bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải?

Thứ Tư, 29/08/2018 08:30 PM (GMT+7)

Trong một số tường hợp khẩn cấp, các kiến thức về y khoa cơ bản sẽ giúp bạn có thể tránh được các nguy cơ lớn mắc phải bệnh lý nguy hiểm. Và việc trang bị cho mình những kiến thức này là vô cùng cần thiết. Vậy nên làm gì khi giẫm hoặc bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong những thông tin dưới đây nhé.

Nên làm gì khi bị kim tiêm nghi dính máu HIV đâm?

Bao giờ cũng vậy, ngay sau khi vô tình giẫm phải các dị vật hoặc kim tiêm nghi dính máu HIV đâm phải, bất cứ ai cũng sẽ có tâm trạng hoang mang, lo sợ và cố nặn máu ra càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên đây lại là điều rất sai lầm và các bác sĩ đều khuyên bạn nên ngừng ngay lập tức. Hành động mang tính bản năng này không những khonong làm giảm nguy cơ nhiễm HIV mà nó còn vô tình tạo nên các tổn thương không đáng có và làm tăng khả năng xâm nhiễm của virus HIV.

Ngoài ra, một trường hợp rất dễ mắc phải khác đó chính là việc dễ dàng bị “phơi nhiễm HIV”. Hiểu một cách đơn giản, thì đây chính là nguy cơ bạn đã nhiễm HIV do tiếp xúc với mầm bệnh. Tùy vào từng trường hợp, mà “phơi nhiễm HIV” sẽ có một tỷ lệ “lây nhiễm” nhất định và không theo nguyên tắc. Chính vì thế, không phải cứ tiếp xúc với mầm bệnh là bạn đã mắc HIV, điều này còn phụ thuộc vào tính chất và sự tiếp xúc của bạn là như thế nào.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại đã có các loại thuốc kháng virus để giảm tỷ lệ “chuyển giao” từ phơi nhiễm sang lây nhiễm. Vì vậy, ngay sau khi giẫm hoặc bị vật nghi dính máu HIV đâm phải, cách tốt nhất để không nhiễm HIV đó chính là bạn cần càng sớm càng tốt thực hiện quy trình xử lý phơi nhiễm sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm HIV đúng cách.

Chi tiết điều trị khi nghi nhiễm HIV

 Đối với trường hợp bị máu của bệnh nhân mắc HIV bắn vào mắt, mũi, miệng hoặc bề mặt da thì cách tốt nhất đó là bạn cần sử dụng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, không cần sử dụng những chất sát trùng mạnh để khử trùng. Có thể nhẹ nhàng ngâm vùng mắt và khịt mũi trong nước sạch khoảng 5 phút, đồng thời súc miệng trong 5 phút. Nếu trên bề mặt da bạn không có tổn thương thì điều này không đáng lo ngại. Bạn chỉ cần rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước sạch. Chú ý trong quá trình rửa tuyệt đối không chà sát mạnh khiến da bị tổn thương và làm tăng nguy cơ phơi nhiễm. Nếu bắn lên quần áo thì hãy cởi chúng ra, cho vào bao nilon và đem tiêu hủy ngay lập tức nhé.

Trong trường hợp khi vô tình giẫm hoặc bị đâm bởi kim tiêm, dao có máu của bệnh nhân HIV thì cần thực hiện triệt để các bước xử lý sau:

- Bình tĩnh lấy vật gây tổn thương sau đó nhanh chóng rửa vết thường với nước muối sinh lý. Tốt nhất là nên để máu tự chảy ra theo đường của vết thường. Không được sử dụng các động tác như: bóp, nặn máu ở vết thương. Sau đó, lấy xà bông để sát trùng và rửa sạch.

- Tiếp tục dùng thuốc sát khuẩn để sát trùng rồi dùng băng gạc nếu vết thương lớn, băng cá nhân nếu vế thương nhỏ để băng bó lại và đến các cơ sở y tế để được xử lý nhanh và đúng cách nhất.

Tuyệt đối không đến hiệu thuốc, hoặc tự ý mua thuốc theo lời đồn để sử dụng.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...