Xử lý sang chấn tâm lý cho trẻ khi bị bạo hành, xâm hại

Thứ Bảy, 07/11/2020 10:25 PM (GMT+7)

Hiện nay, tình trạng xâm hại, bạo hành đang xảy ra nhiều ở nước ta. Vấn đề đặt ra ở đây chính là xử lý vấn đề sang chấn tâm lý cho trẻ.

Tuổi thơ của trẻ em thường rất êm đềm tuy nhiên một số trường hợp các em nhỏ bị xâm hại, bạo hành, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Lúc này, bố mẹ cần phải là người ở cạnh trẻ và có những phương pháp xử lý sang chấn tâm lý. Cách xử lý đó là gì?

Tình hình hiện nay ở trẻ

Gần đây, thông tin về trẻ em bị bạo hành, xâm hại khá nhiều. Điều này gây không  ít hoang mang cho gia đình và xã hội. Tình trạng trẻ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục để lại những tổn thương tâm lý nặng nề, rối loạn stress kéo dài, gây những hệ luỵ không tốt cho cuộc sống của trẻ. Vì vậy cần có giải pháp xử trí phù hợp giúp trẻ vượt qua những ám ảnh tâm lý.

tam-ly-tre-bi-bao-hanh

Bạo hành thể chất trẻ em là một hiện tượng phức tạp do sự kết hợp của các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội. Trong một số trường hợp, có thể được thực hiện bởi người chăm sóc những trẻ em có vấn đề về thể chất, tâm thần hoặc hành vi.

Một số yếu tố khác gây ra bạo hành thể chất ở trẻ em như:  kinh tế xã hội, nghèo nàn, thất nghiệp, căng thẳng của cha mẹ, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, rối loạn nhân cách, những kỳ vọng không thực tế ở con cái, tình huống bùng nổ, xung đột gia đình, những vấn đề cấp tính của hoàn cảnh, môi trường...

Có 3 loại bạo hành trẻ em: bỏ rơi, bạo hành thể chất và lạm dụng tình dục

Bỏ rơi

Bỏ rơi là khi những nhu cầu sống cơ bản của trẻ không được đáp ứng, bao gồm đầy đủ dinh dưỡng, quần áo, điều kiện sống thích hợp và an toàn, nuôi dưỡng tình cảm, giáo dục phù hợp với lứa tuổi, chăm sóc y tế và răng miệng.

Bạo hành thể chất

Những yếu tố nguy cơ của bạo hành thể chất bao gồm sự thiếu hiểu biết của cha mẹ liên quan đến những khả năng phát triển của trẻ đối với những cặp cha mẹ trẻ, bạo lực trong gia đình và mức độ cao của gia đình căng thẳng tâm lý xã hội.

Sinh non hoặc có khuyết tật đã được nghĩ tới việc dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương cơ thể, tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đặt dấu hỏi về những nghiên cứu này. Con của những người mẹ tuổi vị thành niên có nguy cơ tương đối cao cho tất cả những dạng bạo hành thể chất.

Lạm dụng tình dục

Có thể bao gồm tiếp xúc với cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng hoặc có thể dưới hình thức phô dâm hoặc nội dung khiêu dâm. Thủ phạm thường là biết đứa trẻ. Mặc dù loạn luân là hình thức phổ biến nhất của tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, nó thường bị thầy thuốc bỏ qua hoặc không nhận ra được. Loạn luân thường xảy ra giữa cha đẻ hoặc cha dượng và con gái hoặc con gái riêng nhưng nó có thể xảy ra giữa cha và con trai cũng như mẹ và con trai hoặc các thành viên trong gia đình, người giữ trẻ, giáo viên, người huấn luyện...

Dấu hiệu của bạo hành

Trẻ bị bạo hành dễ gặp chấn thương sọ não hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương, những triệu chứng tổn thương ở nhiều vị trí như thân người, phần trên cánh tay, phần trên cẳng chân, cổ, mặt, vết bầm hoặc sưng nề giống hình ảnh của vết thương do các tai nạn như ngã, bị đánh...

tam-ly-tre-bi-bao-hanh2

Trầy da hoặc bầm tím ở âm hộ, dương vật, hậu môn hoặc mặt trong đùi, rách màng trinh, bất thường ở hậu môn trực tràng, bệnh lây qua đường tình dục, thai nghén, đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu  là những dấu hiệu cho thấy bị lạm dụng tình dục.

Những biểu hiện của trẻ bị bạo hành thể chất có thể gồm: trầm cảm hoặc xu hướng tự sát, lo âu, đái dầm, rối loạn giấc ngủ, ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập giảm sút, không tin yêu người khác, thiếu tự tin, sợ hãi gia nhập một mối quan hệ mới, lo lắng, buồn rầu hoặc triệu chứng thất bại với bạn bè và gia đình, lạm dụng thuốc ngủ và rượu, mất ngủ hoặc ác mộng, mảng hồi tưởng.

Ánh Thuận

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....