Xuất hiện 1 trong những dấu hiệu dưới đây, có thể bạn đã mắc ung thư vú

Chủ Nhật, 12/04/2020 04:24 PM (GMT+7)

Bên cạnh việc nên đi khám tầm soát ung thư vú định kỳ, việc tự phát hiện những bất thường sẽ giúp chị em chủ động đến bệnh viện sớm để được điều trị hiệu quả. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú sớm.

ung-thu-vu-9

5 dấu hiệu ung thư vú thường gặp ở các chị em phụ nữ

Đau hoặc khó chịu ở ngực hoặc vú

Các cơn đau buốt ở ngực xuất hiện thường xuyên. Tuy nhiên, cơn đau chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, giống như một luồng điện nhẹ chạy qua.

U nhỏ hoặc vùng dày lên khác với mô xung quanh ở ngực

Đây là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người mắc ung thư vú . Đa phần khối u thường là các cục cứng, không đau khi chạm vào.

Nếu bạn tìm thấy một khối u hoặc thay đổi khác trong vú của bạn, ngay cả khi chụp quang tuyến vú gần đây là bình thường, hãy hẹn với bác sĩ của bạn để được chẩn đoán và đánh giá nhanh chóng.

Ngứa ở ngực

Triệu chứng này chủ yếu liên quan tới ung thư vú viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú viêm thường bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay sần sùi như vỏ cam.

Thay đổi về hình dạng, kích thước vú

Hình dáng, kích thước vú cũng cho bạn biết nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe của chính mình. Đôi khi nhiều chị em không sờ được các khối u ẩn bên trong nhưng lại phát hiện sự bất bình thường ở ngực như ngực to hơn, trễ thấp hơn, mất cân đối so với vú bên đối diện.

 Thay đổi ở núm vú

Thay đổi ở núm vú là một trong những dấu hiệu dễ phát hiện bằng mắt thường và phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ khi bị bệnh. Núm vú thường dẹt hơn, tụt vào trong, bị kéo chếch lên hoặc xuống dưới. Tiết dịch vàng hoặc máu. Da xung quanh núm vú có thể có vảy, viêm sần, bong tróc vùng da có sắc tố xung quanh núm vú (quầng vú).

Vú có dấu hiệu bị sưng và đỏ

Da một vùng vú bị đỏ, nổi mẩn đỏ hoặc rỗ (như da cam), có thể kèm theo ngứa. Đây là dấu hiệu thường bị bỏ qua của bệnh ung thư vú viêm hoặc đã thâm nhiễm ung thư đến da.

Đau ở vai, lưng trên hoặc cổ

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp. 

Hướng dẫn cách tự kiểm tra nguy cơ mắc ung thư vú tại nhà

Nhiều chị em vẫn còn chủ quan đối với tình trạng và những dấu hiệu bất thường của cơ thể mình. Trên thực tế, có không ít trường hợp bệnh nhân khi đến bệnh viện điều trị đã ở trong giai đoạn trở nặng kèm theo biến chứng. Đến muộn, việc điều trị sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều. Quan trọng hơn nữa là làm mất cơ hội điều trị bảo tồn tuyến vú, tượng trưng vẻ đẹp của phụ nữ, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, chất lượng sống và tuổi thọ.

Để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình, các chị em cần tự kiểm tra nguy cơ mắc ung thư vú ngay tại nhà để phát hiện ra dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Bạn nên tự xoa nắn, kiểm tra vú hàng tháng. Thời điểm thích hợp nhất là khi vừa hết kỳ kinh nguyệt, vú mềm, dễ sờ thấy khối u hay vùng da trên vú có độ dày khác thường.

Các thao tác thực hiện rất đơn giản như sau:

Đứng hoặc ngồi trước gương: Đặt hai tay xuôi nhằm quan sát rõ hơn các thay đổi ở vùng ngực như u cục, cảm giác dầy lên, lõm da hay thay đổi màu sắc da, … Để quan sát tốt hơn, bạn có thể đưa tay ra sau gáy hoặc chống tay lên hông và thực hiện các động tác cử động cơ ngực lên xuống.

Sờ nắn vú khi đứng hoặc ngồi: Sờ nắn lần lượt hai bên vú. Dùng 4 ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) đặt sát vào nhau thành một mặt phẳng, ép đều lên thành ngực theo hướng vòng xoáy ốc từ đầu vú trở ra ngoài. Lưu ý nắn toàn bộ vú.

Sờ nắn vú khi nằm: Chị em thực hiện thao tác này có thể nằm ngửa một cách thoải mái, đặt gối mỏng dưới lưng và thực hiện giống như thao tác đứng trước gương.

Vũ Ngọc Chương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....