Ý nghĩa của việc khám phụ khoa định kỳ, phụ nữ nào cũng nên biết

Thứ Sáu, 17/01/2020 02:17 PM (GMT+7)

Để hiểu rõ ý nghĩa của việc khám phụ khoa định kỳ cũng như thời gian thăm khám và quy trình thực hiện ra sao, bạn có thể theo dõi những chia sẻ của BS Nguyễn Thị Bay trong bài viết dưới đây.

Khám phụ khoa định kỳ có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe phụ nữ?

PGS.TS BS Nguyễn Thị Bay (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) cho biết, cơ quan sinh dục của phụ nữ có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như viêm nhiễm và kể cả ung thư. Tuy nhiên, một số bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Và một trong những cơ hội để phát hiện sớm bệnh tật chính là khám phụ khoa định kỳ.

kham phu khoa dinh ky

Khám phụ khoa không gây nguy hiểm nên chị em phụ nữ đừng e ngại trong việc thăm khám.

Khám phụ khoa định kỳ sẽ có những ý nghĩa sau đây:

  • Tầm soát các vấn đề sinh dục một cách tốt nhất.
  • Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…
  • Phát hiện sớm các loại virus lây truyền qua đường tình dục như HPV (Human Papillomavirus),…

Nhìn chung, một số bệnh lý phụ khoa đôi khi không biểu hiện ra bên ngoài trong giai đoạn đầu khiến chị em khó nhận biết sớm. Tuy nhiên, thông qua việc thăm khám phụ khoa định kỳ và thường xuyên sẽ giúp chị em nhận diện được bệnh sớm nhất, từ đó quá trình điều trị cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Khám phụ khoa được thực hiện như thế nào?

Thực tế cho thấy, khám phụ khoa là hình thức thăm khám vùng kín nên nhiều chị em còn e ngại, từ đó không chủ động trong việc thăm khám định kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ Bay cho biết, quá trình khám phụ khoa khá đơn giản, bác sĩ sẽ hỏi thăm và chỉ yêu cầu làm các xét nghiệm nhất định. 

Quá trình thăm khám và xét nghiệm có thể bao gồm:

Khám cơ quan sinh dục ngoài

Bác sĩ sẽ quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục như âm đạo, âm hộ,…để xác định những vấn đề bất thường (nếu có).

Khám cơ quan sinh dục trong

Bác sĩ có thể siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu dò (đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục) hay sử dụng dụng cụ mỏ vịt để quan sát các bộ phận bên trong như buồng trứng, tử cung, cổ tử cung,…xem có gì bất thường hay không. 

Khám cận lâm sàng tổng quát

Bác sĩ cũng có thể khám sức khỏe tổng quát để xem cơ thể có bị nhiễm virus gì hay không.

Xét nghiệm máu

Một số trường hợp có thể được yêu cầu xét nghiệm máu để tìm ra những bệnh lý kèm theo.

Xét nghiệm nội tiết tố và đo mật độ xương

Đối với phụ nữ 35 tuổi trở lên có thể làm thêm xét nghiệm nội tiết tố để xem estrogen có tốt hay không. 

Khi nào cần đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa nên được tiến hành định kỳ 1 năm 1 lần đối với những người khỏe mạnh và 6 tháng/lần đối với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh phụ khoa hoặc trước đó đã có tiền sử mắc bệnh phụ khoa. 

Theo bác sĩ Bay, nữ giới từ 20 tuổi, bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản thì nên đi khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện những bất thường ở bộ phận sinh dục và sinh sản.

Như vậy, khám phụ khoa định kỳ vừa giúp phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm vừa giúp nhận diện kịp thời các bệnh ung thư phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…để dễ dàng điều trị. Do đó, bất kỳ phụ nữ nào cũng không được xem nhẹ việc khám phụ khoa định kỳ hàng năm.

Theo VOH

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....