Yoga để làm gì?

Thứ Tư, 27/09/2017 12:00 AM (GMT+7)

Trước câu hỏi “tập Yoga để làm gì?”, Câu trả lời đơn giản nhất, thường gặp nhất là “để cho khỏe”. Câu trả lời này không hẳn đúng, không hẳn sai.

Đa số hiện nay mọi người tiếp cận Yoga ở mức độ tập luyện, hướng đến mặt thể chất nhiều hơn là tinh thần. Thực tế, Yoga là phương pháp tập luyện đòi hỏi sự kết hợp cao độ của tinh thần và thể xác tại cùng một thời điểm. Dựa trên nguyên tắc kiểm soát hơi thở và giữ cơ thể ở nguyên một tư thế, qua đó làm chủ và điều khiển được sự dẻo dai của cơ thể, nâng cao trí tuệ, sức khỏe và tìm được chân giá trị hạnh phúc.

Yoga lấy tập thở là chủ yếu và quan trọng chứ không phải tư thế tập (asana):

Việc tập được các động tác khó đòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể không quan trọng bằng việc luyện thở (luyện khí). Nếu nói đặc trưng của Yoga là những động tác giãn cơ, giúp toàn thân trở nên thư giãn thì không đúng, điều này các môn thể thao khác cũng làm được, nói như vậy không đúng với tinh thần của Yoga. Làm chủ hơi thở đi đôi với tập trung ý nghĩ là chủ yếu, tư thế là cần thiết nhưng không phải là trọng tâm. Đông y cũng có câu “Ai làm chủ hơi thở, người đó làm chủ sự sống”. Như vậy, tập Yoga chỉ để cho khỏe là chưa đủ mà cái chính là hướng tới sự hài hòa về tinh thần và thể xác.

Tập Yoga là để có thể uốn dẻo:

Tập Yoga cần tập từ dễ đến khó, uốn dẻo không phải là mục đích mà quan trọng là tập theo sức của mình, chỉ cần cố gắng theo sức của cá nhân, không lấy người khác làm đích, nghĩa là sức uốn dẻo của mỗi người mỗi khác, lấy sự tiến bộ của bản thân làm mốc. Người cao tuổi không nên cố tập với cường độ hay động tác mạnh như người trẻ, rất dễ gặp rủi ro trong khi tập

Yoga không nên tự học (lên mạng xem video hướng dẫn, mua sách về đọc...):

Lời khuyên đầu tiên và quan trọng của Yoga: không nên tự tập Yoga một mình vì có thể bị tẩu hỏa nhập ma hoặc bán thân bất toại. Bởi nếu người tập Yoga không đúng phương pháp hoặc không có người hướng dẫn có thể dẫn đến chấn thương, gẫy xương, trật khớp hoặc tai biến tim mạch.

Mỗi năm, các bệnh viện tiếp nhận, cứu chữa cho rất nhiều trường hợp bị trật khớp xương, chấn thương, suy kiệt do tập thể thao hoặc các bài tập giảm cân. Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc tự mua sách, hay mua băng đĩa Yoga về tự đọc, tự nhìn rồi tập theo là không nên. Bởi nếu chỉ nhìn băng đĩa và đọc sách tập theo, người tập khó mà biết cách thở đúng để đạt hiệu quả.

Đặc biệt, có một số tư thế (như tư thế trồng cây chuối, rắn hổ mang...) người có bệnh tim mạch, người thoái hóa đốt sống, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình... không nên cố tập; nếu tập phải tập dần dần để cơ thể dẻo dần chứ không cố gập sẽ gặp nguy hiểm.

Hít thở đúng cách:

Một sai lầm mà nhiều người mắc phải trong lúc tập luyện là hít thở nhanh và nông. Cần thở sâu cho ngực bụng căng phồng, kiểu thở 4 thời của BS. Nguyễn Văn Hưởng rất tốt cho quá trình trao đổi khí tại phổi. Việc thở đúng giúp cơ thể có thêm năng lượng, việc thở sai lâu ngày dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.

Tập Yoga để cho khỏe nhưng phải phù hợp với từng đối tượng:

Người có bệnh vẫn có thể tập Yoga nhưng động tác phải phù hợp với sức khỏe. Cần sự tư vấn và hướng dẫn của người có chuyên môn. Người có bệnh cao huyết áp không tập các động tác như cái cày, trồng chuối.

Người có bệnh cao huyết áp không tập các động tác như thế này

Để đạt mục đích duy trì sức khỏe, cần phải tập đều chứ không phải tập nhiều động tác, động tác càng khó càng tốt cho sức khỏe là không đúng, không nên tập theo phong trào. Việc luyện tập đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy, để có thể luyện tập Yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì và thậm chí cố gắng trong thời gian dài.  Cần tập Yoga đều đặn, hàng ngày, đúng quy trình và tuân thủ nguyên tắc để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để hạn chế tối đa chấn thương khi tập, cần khởi động trước khi tập với các động tác xoay các khớp căng cơ… Quá trình này là rất cần thiết để giúp các cơ giãn ra, dần thích nghi với cường độ tập luyện tăng cao sau đó, nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương gặp phải khi tập.

Cần thận trọng với phụ nữ có thai:

Hết sức cẩn thận trong 3 tháng đầu, tốt nhất nên chỉ tập thở . Từ tháng thứ tư, các động tác có thể tập bình thường, nhưng cần cẩn thận với các động tác thăng bằng, tuyệt đối không chuyển động mạnh như nhảy hoặc bước dài. Sau khi sinh, thời gian tốt nhất để qua lại tập bình thường là sau ba tháng.

Thận trọng với trẻ em:

Việc luyện tập Yoga đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng. Trong khi đó, trẻ em thiên về hoạt động, chúng cần vận động nhiều hơn là sự tĩnh lặng và tập trung. Mặt khác, bản tính của trẻ em là tò mò hiếu động và luôn thích tìm hiểu, không thể và không nên ép các em vào trong môi trường tĩnh lặng hoàn toàn của Yoga, như vậy sẽ thu hẹp môi trường sống và làm giảm đi khả năng tiếp xúc cũng như gia tăng kiến thức về thế giới bên ngoài. Vì vậy, Yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khỏe.

Tập Yoga cần sự thận trọng nhất định và người tập nên tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn và đạt được mục đích về sức khỏe như mong muốn.

Theo Sức khỏe và Đời sống

System

Cùng chuyên mục

Ăn đậu phụ có làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới

Đậu phụ là một nguồn thực phẩm phong phú về dinh dưỡng, chứa nhiều protein, canxi, sắt… Vậy ăn đậu phụ...

Quan niệm sai lầm về đặt vòng tránh thai

Nếu đang tìm kiếm một biện pháp bảo vệ an toàn, thuận tiện và lâu dài để tránh mang thai, thì vòng tránh thai có...

Nam giới có thể dùng thuốc tránh thai dành cho nữ giới không?

Thuốc tránh thai của nữ thường chứa các hormone estrogen và progestin, có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng và...

Kết hợp thuốc tránh thai hằng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả tránh thai?

Nhiều người đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, nhưng sau khi phát sinh quan hệ tình dục, để yên tâm hơn lại...